Wednesday, June 18, 2008

Scarborough Fair

Ban đầu định lấy blog này làm nơi luyện tập Writing, nhưng xem chừng là toàn share lung tung, còn thì chả vik đc chữ tiếng Anh nào, hehe .. vả lại cũng ko có ai vào, tự tớ vào vào ra ra, tự coi đây là nơi lưu trữ những j tớ tình cờ bắt gặp trên net và thấy có hứng thú, vậy thoy :D Ai tình cờ vào đọc đc thì comm nhé :D ko thì thoy tự mình vào vào ra ra đọc cũng đủ thí thik òy, hehe


Hum nay copy cái này wa, đọc thí thik, source đầy đủ nhé ^^


-> Source <-



Bài hát "Scarborough Fair" là một bài hát dân ca xuất xứ từ Anh Quốc, thời Trung Cổ. Scarborough là một thành phố nằm ven bờ biển nước Anh, là hải cảng mà các thương gia, thuyền bè thời đó dùng làm nơi trao đổi hàng hóa, thương mại. Thành phố thành lập từ một ngàn năm trước đây, khi chúa tể Viking Skartha, quyết định lưu lại lâu dài tại Scarborough, biến hải cảng này trở thành một thương cảng quan trọng trong vùng Tây Bắc Anh Quốc.


Lịch sử thành phố:

Ngày nay chữ "Fair" có nghĩa là Hội Chợ, được tổ chức vào mùa hè, nơi mọi người tụ họp vui chơi, trước kỳ gặt vào mùa thu. Mùa hè là thời gian có thể dựng những gian hàng và các trò chơi nằm ngoài trời. Hội Chợ thường có sân khấu trình diễn âm nhạc cho tới khuya. Thường các hội chợ mang tên là Country Fair, Strawberry Fair, hay lấy tên quận, hạt của thành phố như Orange County, Scarborough Fair v.v. ...

Scarborough Fair thời đó không có nghĩa là hội chợ, mà là một cuộc hội họp thương mãi, nơi các thương gia trao đổi hàng hóa với nhau. Bắt đầu vào trung tuần tháng Tám, đặc biệt Hội chợ thương mại Scarborough Fair kéo dài tới 45 ngày, một thời gian tương đối dài hơn so với các hội chợ thương mãi khác trong nước. Hội chợ rất lớn và quan trọng, tất cả mọi nơi khắp xứ Anh và ngay cả tại những xứ lân cận khác đều tụ về Scarborough Fair, để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Năm tháng trôi qua, hải cảng của thành phố Scarborough suy giảm, và các hoạt động thương mãi cũng giảm theo. Ngày nay Scarborough chỉ là một thành phố nhỏ hiền hoà, nằm ven biển.


Lịch sử bài hát:

Người ta bắt đầu nghe bài hát "Scarborough Fair" qua những người hát dạo thời đó, thường được gọi là bard hay shapers, khi họ di chuyển từ làng mạc này qua thành phố nọ. Tuy vậy tại mỗi nơi lời và cách hòa âm có thay đổi đôi chút, lâu đời người ta không còn biết tác giả là ai. Hiện nay tại Anh quốc có nhiều bản có lời khác nhau nhau, nhưng có cùng nốt nhạc và cùng mang tên "Scarborough Fair".

Có lẽ bài hát Scarborough Fair được toàn thế giới biết tiếng, nhờ Paul Simon và Garfunkel thâu vào đĩa album có tên là "Parsley, Sage, Rosemary and Thyme" vào năm 1966. Khi sang Anh Quốc trong một lần trình diễn, Paul Simon biết đến bài hát, qua lời ca và hòa âm của nhạc sĩ Dân Ca Anh Quốc Martin Carthy. Sau này Paul Simon đã cho thu bản nhạc, và có dùng một phần hòa âm của Martin Carthy, tuy P. Simon đã "quên" khg ghi tên Martin Carthy vào dĩa hát của anh.

Ðây là lời bài hát đã được cắt ngắn, trích từ dĩa nhạc của Paul Simon:

Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Remember me to one who lives there
She once was a true love of mine

Tell her to make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Without no seam nor needlework
Then shéll be a true love of mine

Tell her to find me an acre of land
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Between the salt water and the sea strand
Then she'll be a true love of mine

Tell her to reap it in a sickle of leather
Parsley, sage, rosemary, and thyme
And to gather it all in a bunch of heather
Then she'll be a true love of mine

Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Remember me to one who lives there


Ý Nghĩa của bài hát:

Ngày xưa các giới thượng lưu và các chàng hiệp sĩ (knights) bày tỏ tình yêu qua bài thơ, bản nhạc với những lời ví von đẹp đẽ, để tả tấm lòng thương yêu, ngưỡng mộ người đẹp. Nhưng lối diễn tả tình cảm này thường là một chiều, chàng ngưỡng mộ sắc đẹp nàng từ xa xa, khi bóng nàng thấp thoáng xuất hiện trên lầu son, hay cùng đám bạn gái dạo chơi trong vườn nhà. Những bài tình tự này không diễn tả hy vọng, ước muốn tình yêu của mình sẽ được đáp lại với tình của nàng. Bài hát Scarborough Fair viết từ dân gian, nên tình yêu là một nghịch lý trái ngược hẳn giới thượng lưu và xã hội thời đó. Chàng trai trong bài hát đã đặt vấn đề một cách lãng mạn, tình tứ, đầy chất thơ. Chàng đề nghị nàng làm nhiều điều thật khó khăn, khó thực hiện, tỉ như dệt áo cho chàng, vải lấy từ gỗ của cây phong, và may thật khéo léo để chứng tỏ nàng thực là người yêu chàng.

Tell her to make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary, and thyme
Without no seam nor needlework
Then shéll be a true love of mine

Và trong bài nguyên thủy, chàng đòi hỏi nàng hãy tới tỏ tình với chàng, hỏi xin bàn tay của chàng. Chàng ước muốn như thế, vì nàng đã phụ chàng, bỏ chàng ra đi một cách đột ngột, vì thế nàng phải trở về thực hiện những điều khó khăn mà chàng đề nghị.

Dear, when thou has finished thy task
Parsley, sage, rosemary and thyme
Come to me, my hand for to ask
For thou then art a true love of mine

Bài hát không có lời nào diễn tả rằng nàng phụ rẫy chàng cả, nhưng sao ai cũng hiểu như vậy? Người xưa đã có lời giải thích như sau

Bài hát lấy "Scarborough Fair" làm tựa, tuy rằng có người cho xuất xứ cũng có thể là từ Whittington Fair. Tại sao Scarborough? Ngày xưa tỉnh Scarborough nổi tiếng với lệ mau chóng hành quyết những kẻ ăn cắp hay tình nghi phạm pháp bằng cách treo cổ họ . Sau khi bản án được xử lẹ làng ngay tại đường phố, những người thay mặt nhà cầm quyền bèn thi hành bản án ngay tức thời. Tiếng Anh thời nay khi dùng chữ "Scarborough warning, là mang hàm ý nghĩa là chẳng có lời cảnh cáo nào cả. Thành ra người ta đã suy rằng, bản hát mang tên tỉnh Scarborough, là nói đến sự ra đi đột ngột của người yêu, không nêu lý do. Tác giả không cần phải trình bày rõ ràng, và ai cũng hiểu như thế.


Ý nghĩa của bốn thảo mộc trong bài hát :

Mỗi đoạn của bài hát đều có lập lại câu thứ hai, và cũng là ý nghĩa chính của bài hát, đó là câu nói đến bốn cây thảo mộc: parsley, sage, rosemary, thyme. Ngày nay các loại thảo mộc này chỉ có ý nghĩa đối với các đầu bếp thôi, họ dùng chúng là gia vị vì tất cả đều có mùi thơm. Vào thời Trung Cổ các thảo mộc này có nghĩa giống như hoa hồng của ngày nay, nghĩa là các thảo mộc này tượng trưng cho tình yêu, mà không cần phải ví von lôi thôi. Sự lập lại cố ý của tác giả, đã nói lên lời ước muốn sâu xa nhất của chàng, ước mong người yêu trở về .

Parsley - (ngò tây) Ngày nay các y sĩ chuyên trị bệnh bằng dược thảo, vẫn kê toa thuốc có lá parsley cho những bệnh nhân bị khó tiêu trong khi ăn. Thật thế, Parsley ăn chung với những rau cải có chất đắng như spinach, thì mọi sự tiêu hoá được dễ dàng hơn. Thời xưa bác sĩ còn đồng hoá điều nay trên phương diện tâm lý con người. Parsley làm cho công chuyện được thông qua dễ dàng.

Lá Sage, ta dịch là xô thơm. Loại lá cây này tượng trưng cho sức mạnh ngàn năm. Lá có mùi thơm rất đặc biệt!

Rosemary (hương thảo) nói đến lòng trung thành, tình yêu và trí nhớ. Ngày xưa các chàng tình nhân Hy Lạp đã tặng lá hương thảo cho người mình yêu. Hiện nay tại Anh Quốc cũng như tại một vài xứ Châu Âu, các cô dâu trong ngày cưới, vẫn còn dắt lên tóc lá hương thảo. Hương thảo còn tượng trưng cho tính nhạy cảm và sự cẩn thận. Các bác sĩ thời La Mã khuyên bệnh nhân buộc một bó hương thảo dưới gối, khi cần phải quyết định, suy nghĩ những việc khó khăn. Hương thảo tượng trưng cho tình yêu phụ nữ vững bền, mạnh mẽ dù rằng tình yêu đến rất chậm.

Thyme- Cây húng tây. Cây húng tượng trưng cho sự Can Ðảm. Bài hát này viết vào thời khi các chiến sĩ ra mặt trận, trong tay có cây mộc, gắn hình cây húng thêu bởi bàn tay của vợ hay người yêu, một hình ảnh nói lên lòng ngưỡng mộ sự can đảm của các chàng hiệp sĩ.

Qua bốn loại thảo mộc được nhắc đi nhắc lại trong bài hát, chàng trai bị phụ tình đã nói lên lòng mong mỏi tình yêu chân thành, đằm thắm của mình sẽ xoa dịu những cay đắng giữa hai người. Tình yêu đó sẽ có đủ sức mạnh để đứng vững trong thời gian hai người xa nhau, chàng ước muốn nàng trung kiên, chờ đợi chàng trong thời gian xa cách, nàng sẽ có can đảm đi ngược lại lại với xã hội đế làm những việc khó khăn nhất mà chàng đòi hỏi, để chứng tỏ tình yêu của nàng đối với chàng.

Câu hát mang tên bốn loại thảo mộc tầm thườnng nhưng mang ý nghĩa thật thâm thúy. Không như loài hoa muôn màu sắc tươi thắm được người đời ca tụng, và gán cho mỗi loài hoa một ý nghĩa sâu xa qua những cảm xúc riêng biệt: hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu nồng cháy, hồng vàng là tình bạn, cẩm chướng nói lên lòng ngưỡng mộ đối với đối tượng được tặng hoa, cúc thì là trái tim tôi đang bị thu hút, hoa lan là tình yêu thanh cao, pensée bày tỏ lòng thương nhớ vvv ... Còn các thảo mộc chỉ là những lá cây trông thấy hàng ngày, ai cũng có và dùng được. Thế nhưng mùi hương của các thảo mộc lại là điểm tất yêu. Mùi hương lưu giữ ký ức lâu dài và mạnh mẽ nhất trong tâm của con người, và chàng nhạc sĩ đã nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở người yêu hãy theo mùi hương mà trở về với tình yêu chân thật chàng đã trọn vẹn dành cho nàng.

Như đã đề cập lúc đầu, bài hát được Nhạc sĩ Phạm Duy đã chuyển lời Việt với tựa "Giàn Thiên Lý". Giới trẻ thành thị miền Nam lớn lên trong thời chiến, được biết đến giàn thiên lý trước tiên qua các mẩu chuyện của nhà văn Duyên Anh. Giàn thiên lý xanh trong trí nhớ tác giả, đẹp như tuổi thơ êm đềm. Hoa thiên lý màu xanh ngọc, be bé xinh xinh. Nhà có giàn thiên lý, bà nội trợ thường hái vào nấu canh, ăn rất mát. Có lẽ vì tính cách gần gũi với dân gian của giàn thiên lý, mà nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã mượn hình ảnh giàn cây mát mắt, nở vào mùa hè ấy để kể một chuyện tình xanh màu tuổi thơ, với "thằng bé con mới lớn đã lỡ yêu cô em ngày xưa, và nó cứ nhớ mãi giàn thiên lý êm đềm". Trong bài hát có thấp thoáng hình ảnh thằng Vũ, con Thúy của nhà văn tuổi thơ, và thoang thoảng mùi hương của bốn loài thảo mộc ở tận trời Âu.

Minh-Thanh

Tài Liệu tham khảo: About the song Scarborough Fair

Nhưng mà Paul Simon thì tuyệt vời thật đấy.

Nhắc tới Scarborough Fair khó mà không nhắc tới Simon, người đã đưa bài hát tới tới cả thế giới. Thời điểm phát hành album “Parsley, sage, rosemary and thyme” của ông, cả nước Mỹ đang sục sôi trong phong trào phản chiến. Và Paul cũng không là ngoại lệ, đan vào giai điệu tha thiết và giọng hát dịu dàng là một lời ca gần như acapella, trầm hiền nhỏ nhẹ lặn hẳn vào phía sau, nếu không để ý nghe kỹ sẽ tưởng như chỉ là những lời đệm đơn thuần cho bài hát
Phần lời đệm tách hẳn thành một ngữ nghĩa riêng, nói về những người lính và cuộc đời của họ nơi chiến trận xa vời

Ở một bên đồi nơi sâu giữa rừng xanh
Đuổi theo chú chim sẻ trên mặt đất mấp mô đụn tuyết
Chăn và quần áo ngủ chú bé con của ngọn núi
Ngủ say sưa chẳng hề hay tiếng còi quân sự báo nguy

Ở một bên của ngọn đồi, thảm lá rơi
Rửa mặt đất bằng những giọt lệ bạc
Người lính ngồi lau và đánh bóng cây súng của mình

Chiến tranh bên dưới, nóng rực giữa những quân đoàn đỏ máu
Những tướng quân buộc lính họ giết chóc
Và đánh nhau cho những lý do mà người lính đã quên mất từ lâu

Tâm hồn của họ nhuộm lửa chiến tranh, bỏng rát và khô cằn. Họ bịt mắt, bị tai, bịt lại cả tâm hồn, đâm đầu vào chém giết mà thậm chí một lý do cho việc làm của mình họ cũng không còn nhớ. Và từ vị trí đấy của người lính nói về Scarborough Fair lại giống như nói về một giấc mơ …

Một giấc mơ của tình yêu, của hạnh phúc, của người con gái họ yêu thương.

Giấc mơ ấy sao cũng mong manh khó với tới như tất cả những yêu cầu không tưởng ở phần ý nghĩa gốc. Và ở bản của Paul Simon, đệm vào giữa hoàn cảnh về chiến tranh và những người lính, Scarborough Fair mang thêm một lớp nghĩa mới, lớp nghĩa cho cái bi thảm của chiến tranh đã khiến cho tình yêu và hi vọng của con người, những giá trị đẹp và hiển nhiên nhất, phải trở thành những vọng tưởng, ước ao hão huyền.

Scarborough Fair ở đây, tượng trưng cho con tim người lính, cho nỗi nhớ nhung của họ, tình yêu của họ và nỗi tuyệt vọng lớn lao của tâm hồn họ, tuyệt vọng vì sự chia lìa với sự sống, với tình yêu, với những người thương yêu nơi quê nhà. Tuyệt vọng vì bị đẩy vào một trận chiến cùng quẫn và thê thảm…


[ Phần chữ vàng là tài liệu hdbcam sưu tầm, còn phần chữ trắng là do anh í vik :D Còn cái này là bài tớ copy của anh í, hết :D ]

Bài này cũ rùi, nhìu ng bik, nhìu ng nghe, nhìu ng thik, nhưng thật sự hiểu đc nó thì ko phải ai cũng thế, nhỉ :)

Friday, June 6, 2008

A shoulder to cry on


Life is full of lots of ups and downs
But the distance feels further
When it's headed for the ground
And there's nothing more painful
Then to let your feelings take
you down

It's so hard to know
The way you feel inside
When there's many thoughts
And feelings that you hide
But you might feel better
If you let me walk with you
By your side

And when you need
A shoulder to cry on
When you need
A friend to rely on
When the whole world's gone
You won't be alone
I'll be there
I'll be your shoulder to cry on
I'll be there
I'll be your friend to rely on
When the whole world's gone
You won't be alone 'cause I'll be there

All of the times
When everything is wrong
And you're feeling like
There's no use going on
You can't give it up
I'll help you work it out
And carry on

Side by side
With you till the end
I'll always be the one
To firmly hold your hand
No matter what is said or done
Our love will always continue on

Everyone needs a shoulder to cry on
Everyone needs a friend to rely on
When the whole world's gone, you won't be alone
'Cause I'll be there
I'll be your shoulder to cry on
I'll be there
I'll be the one to rely one
When the whole world's gone, you won't be alone
'Cause I'll be there

And when the whole world's gone
You'll always have my shoulder to cry on ...

Sunday, June 1, 2008

Tham khảo KTCT

3. Phân tích sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

_ Là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định.

_ Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.



_ Là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 1 thời gian nhất định (thường tính cho 1 năm).

_ Không chỉ có GNP hoặc GDP theo đầu người tăng lên mà còn phải phân phối công bằng, hợp lý kết quả tăng trưởng, bảo đảm sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng; ổn định lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế tiến bộ; chất lượng sản phẩm ngày càng cao; bảo vệ môi trường sinh thái.



_ Phụ thuộc vào vốn, con người, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước.

_ Phụ thuộc vào các yếu tố của lực lượng sản xuất, các yếu tố của quan hệ sản xuất và các yếu tố của kiến trúc thượng tầng.



_ Có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư.

_ Là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội và là 1 trong 3 yếu tố của phát triển bền vững.

6. Tại sao để hiểu bản chất và nguồn gốc của tiền tệ phải hiểu các hình thái giá trị?

Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Về mặt giá trị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hoá, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan. Nhưng về mặt giá trị, tức hình thái xã hội của hàng hoá, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên không thể cảm nhận trực tiếp được. Nó chỉ bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó. Lịch sử của tiền tệ chính là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản đon đến hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ. Vì lẽ đó, để hiểu bản chất và nguồn gốc của tiền tệ phải tìm hỉêu các hình thái giá trị.

8. Liên hệ thực tế sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay, thành phần kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chấp nhận kinh tế tư bản tư nhân tức là chấp nhận sản xuất giá trị thặng dư theo cả hai phương pháp trên. Tuy nhiên Việt Nam là nước XHCN, pháp luật nhà nước chú trọng bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân nên việc bóc lột giá trị thặng dư bị hạn chế tối đa. Nhà nước quản lý kinh tế để bảo đảm việc phân phối theo lao động một cách hợp lý, tránh tình trạng bóc lột thậm tệ như trong xã hội TB. Do đó, việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng năng suất lao động.

10. Vì sao nói rằng tích lũy tư bản và tập trung tư bản đưa đến sự hình thành các tổ chức độc quyền?

Quá trình tích lũy tư bản làm tăng khối lượng giá trị thặng dư , từ đó cũng làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Mặt khác, trong quá trình tập trung tư bản, tư bản cá biệt hợp nhất do liên doanh hoặc vay mượn. Tập trung sản xuất (sản xuất quy về 1 mối) và tích tụ sản xuất (quy mô sản xuất tăng lên) là kết quả của 2 quá trình trên và 1 số yếu tố khác. Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

11. Tại sao chi phí sản xuất vừa có thể thấp hơn, vừa có thể cao hơn tư bản?

Ta có :

+ tư bản ứng trước K = C + V ; trong đó C = C1 + C2

+ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa k = c +v

Do C1 chỉ chỉ chuyển hoá 1 phần trong mỗi tuần hoàn nên k <>

Sau mỗi lần tuần hoàn sinh ra m, m chia ra m1 dùng cho tích lũy => chi phí sx TB mới = c + v + m1 . Nếu tận dụng tốt hiệu quả TB cố định thì trước khi C1 chuyển hóa hết ta có chi phí sx TB = c + v + n.m1 [n ở đây là số vòng tuần hoàn, chưa phải là tốc độ chu chuyển] > TB ứng trước.

14. Hiện nay ở nước ta địa tô còn tồn tại không ? Vì sao?

Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất, đã từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp, lâm nghiệp, không gì thay thế được, và là tài nguyên quý giá của quốc gia. Nhà nước chuyển quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, và người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất; cho người nước ngoài thuê đất để lập doanh nghiệp hay để xây dựng trụ sở cơ quan ngoại giao; cho phép các tổ chức, cá nhân người Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh với người nước ngoài được góp vốn pháp định bằng giá trị đất sử dụng. Tuy hình thức địa tô tuyệt đối không còn, nhưng ruộng đất vẫn là một tư liệu sản xuất có giá trị và người sử dụng vẫn phải trả giá như là một loại địa tô.

17. Lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và của công nhân có được Nhà nước Việt Nam đảm bảo hài hoà nhằm ngăn chặn sự bóc lột hay không? Vì sao? Như thế nào?

Lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và của công nhân được Nhà nước Việt Nam đảm bảo hài hoà nhằm ngăn chặn sự bóc lột. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của tư bản tư nhân, xóa bỏ định kiến và tạo đk thuận lợi về tín dụng - khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ tín dụng... cho tư bản tư nhân; mặt khác, thực hiện tốt chế độ phân phối theo LĐ, bảo đảm quyền lợi về phân phối của công nhân, b ảo vệ quyền lợi của công nhân bằng Luật Lao động.

18. Công nghiệp hoá là gì?

Theo quan niệm cổ điển, công nghiệp hoá là quá trình thực hiện sự chuyển biến từ 1 nền kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật thủ công thành 1 nền kinh tế cơ bản dựa trên công nghiệp với kỹ thuật cơ khí.

Theo quan điểm hiện đại, công nghiệp hoá là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, biến 1 nước kinh tế chưa phát triển thành 1 nước phát triển, 1 nước công nghiệp hiện đại.

20. Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa kinh tế thị trường định hứơng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường:

Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.

Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia ở Việt Nam dựa trên cơ sở và đuợc dẫn dắtt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ Nghĩa xã hội.

23. + Cho biết khả năng và triển vọng của hình thức du lịch quốc tế ở nước ta.

Nằm ở vị trí của ngõ, giao lưu quốc tế, VIệt Nam có đầy đủ các điêu kiện phát triển hệ thống các loại giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, nối với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực; tiềm năng tự nhiên đa dạng, phong phú, có sức hút khách du lịch và có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới.Nước ta có những vùng khí hậu thuân lợi, nhiều bãi biển đẹp, nhiều hang động nổi tiếng, nhiều suối nước nóng… thu hút sự chú ý của nhiều du khách trên thế giới. Nguồn tài nguyên nhân văn tồn tại và nổi tiếng lâu đời với những di thích có giá trị( Huế, Hà Nội, TPHCM…) với các kiến trúc độc đáo mang đậm màu sắc dân tộc. Nền văn hóa, nghệ thuật độc đáo được tích luỹ của cộng đồng hơn 50 dân tộc VN đã tạo thêm sức mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch( biển, núi, du lịch xanh…) với các hình thức tham quan, dưỡng sức, chữa bệnh…

Những con số khả quan về sự tăng trưởng của du lịch nước nhà không chỉ nhờ nỗ lực của riêng ngành du lịch mà còn nhận được sự "hậu thuẫn" của rất nhiều bộ, ngành hữu quan. Nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thông thoáng cho hoạt động du lịch đã được các ngành thảo luận, cùng nhau bàn bạc tháo gỡ. Nhiều chính sách mới tạo thuận lợi cho du khách; nâng cấp các sân bay, mở nhiều đường bay mới...

Về lâu dài, mục tiêu của Chương trình là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, đạt vị trí thứ 4 về du lịch trong khối Asean trước năm 2010; tạo một bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho ngành du lịch, khẳng định được vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, tạo tiền đề trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam về sau.

24. + Cho biết mối quan hệ giữa chúng.

Đầu tư quốc tế có mối quan hệ rất chặt chẽ với các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế khác và mối quan hệ giữa chúng có tính chất bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Nền kinh tế thế giới được hình thành và phát triển thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó trước hết là thương mại quốc tế. Chính nhờ thương mại quốc tế mà các yếu tố sản xuất có tính lợi thế so sánh giữa các nước được khai thác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hình thức quan hệ kinh tế quốc tế này cũng có những hạn chế của nó, trong đó nhất là chưa khai thác một cách trực tiếp tiềm năng về lợi thế của các yếu tố đầu tư ở các nước. Hơn nữa, thương mại quốc tế còn bị ngáng trở bởi hàng rào thuế quan ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển. Bởi vậy, hình thức đầu tư quốc tế đã ra đời từ nhu cầu vượt qua những hạn chế và ngáng trở này.

+ Vì sao khi Việt Nam là thành viên WTO thì không chỉ ngoại thương mà cả đầu tư quốc tế cũng được đẩy mạnh?

1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu

Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.

Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam.

2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

25.+ Liên hệ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra nhận định về những nét chính của ngoại thương Việt Nam năm 2007.

1. Bức tranh xuất khẩu trong năm chia 2 mảng rõ rệt. Nếu lấy mốc phấn đấu năm nay mỗi tháng phải đạt 4 tỷ USD, thì 6 tháng đầu năm xuất khẩu chỉ đạt bình quân 3,74 tỷ USD/tháng trong bối cảnh khó khăn dồn dập. Tuy nhiên, xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm nhờ có giải pháp mạnh đã tạo nên sự bứt phá, đạt bình quân 4,26 tỷ USD/tháng và tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Quốc hội đề ra là 17,4% (46,76 tỷ USD).

2. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại kết quả ấn tượng. Tuy cũng có 9 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên như năm 2006, song đã có sự phân hoá gia tăng cách biệt: 4 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD, và với nhiều nét vượt trội khác. Đây là năm thứ hai liên tiếp dệt may khẳng định vị trí thứ nhì sau dầu thô, thậm chí vào thời điểm 9 tháng “qua mặt” dầu thô đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Đồ gỗ đứng thứ 5, có mặt tại 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và Indonêxia để cùng với Malaysia ngự ngôi đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu than rộng mở, 6 tháng đã thành mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch xuất khẩu năm. Do cung - cầu gay gắt về gạo trên thị trường thế giới trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện, nên 11 tháng xuất khẩu gạo đạt mục tiêu năm và lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn khắt khe. Với đà này dự đoán việc Việt Nam ngang bằng với ngôi vị về xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ còn là thời gian. Cà phê xuất khẩu thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1.000 USD/ tấn, đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo. Xuất khẩu thuỷ sản với mặt bằng giá tốt, năng lực chế biến được nâng lên khiến đã phải tính một cách bài bản về nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu để tăng lượng hàng chất lượng cao để tận thu gía trị gia tăng. Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất thế giới, có mặt trên 40 thị trường, và còn phải nhập khẩu hạt điều thô cho đủ “đô” cho các dây chuyền chế biến. Đã xuất khẩu được cả công nghệ chế biến hạt điều càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng. Hạt tiêu do giá xuất khẩu năm nay 3.760 USD/ tấn, trong khi năm trước chỉ 1.540 USD/ tấn, nên so với năm 2006, dù lượng giảm 14% nhưng trị giá vẫn tăng 73%, với số lượng chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu, duy trì vị thế xuất khẩu số 1 thế giới. Việt Nam và Inđônexia - xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 3 thế giới, đã thoả thuận lập Uỷ ban chung về xuất khẩu hạt tiêu…

3. Xuất khẩu các mặt hàng có gía trị lớn, bằng công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp nhà máy điện tại Ấn Độ. Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải hạ thuỷ tại cảng Vũng Tàu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Malaysia.

4. Khai thác mặt hàng nhỏ lẻ có tiềm năng. Do tăng sản lượng và năng lực chế biến, năm nay sắn lát và tinh bột sắn - vốn là mặt hàng nhỏ lẻ “chìm” trong nhóm “các mặt hàng khác”, đã xuất khẩu khoảng 300 triệu USD, đứng trên kim ngạch một số mặt hàng chủ lực như chè, lạc, rau quả.

Lâm Đồng lần đầu tiên xuất khẩu hàng nghìn tấn khoai lang qua Singapo, mở ra triển vọng hợp tác trồng khoai lang giống Nhật Bản trên cao nguyên giữa Liên minh Hợp tác xã Lâm Đồng và tổ chức tương tự của quốc đảo này .

5. Năm đầu tiên xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước có mức tăng trưởng hiếm thấy là 23,1%, vì từ nhiều năm nay mức tăng trưởng của khối này thường thua khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thấp hơn mức tăng trưởng chung. Phải chăng điều đó báo hiệu rằng các doanh nghiệp nước ta đã bắt nhịp được thời cơ khi Việt Nam gia nhập WTO (!).

6. Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn tiếp tục ở nhóm dẫn đầu về xuất khẩu. Bình Dương vượt qua mốc 5 tỷ tăng 27,5% so với năm 2006. Hà Nội vượt mốc 4 tỷ USD. Hải Phòng mới 11 tháng đã qua ngưỡng 1 tỷ USD. Tp.HCM tiếp tục giữ ngôi đầu với kim ngạch trên 6 tỷ USD (không kể dầu thô).

7. Xúc tiến thương mại có sắc thái mới, thông qua hàng trăm cuộc hội chợ triển lãm với quy mô khác nhau, ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ triển lãm và các hội chợ quốc tế danh tiếng về đồ gỗ ở Hoa kỳ, về thuỷ sản ở châu Âu và Hội chợ Trung quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc. Nhiều đoàn đi khảo sát các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, thị trường xa, thị trường láng giềng; khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu. Việc các doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” được tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết hợp đồng, bản ghi nhớ hàng chục tỷ USD.

8. Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát. Nhập khẩu tăng với 4 yếu tố chính:

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, năm 2007 con số đó lại tăng gấp rưỡi so với năm 2006.

- Giá và lượng một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng 93 USD/tấn, giá phôi thép tăng 105 USD/tấn, giá phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD /tấn, sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với lượng xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh, hợp sức đẩy trị giá nhập khẩu thêm khoảng trên 7 tỷ USD.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (20,5% và 31% )

- Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao. Tuy vậy kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ khoảng 3% nghĩa là tuyệt đại bộ phận kim ngạch nhập khẩu là thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên liệu. Dù nhập siêu cao song cán cân thành toán vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng.

9. Lúng túng trong điều hành nhập khẩu nguyên liệu phế thải. Gần đây rộ lên các lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD của các Công ty Cổ phần Kim khí - Tp.HCM; Công ty TNHH Thương mại Anh Trang - Hải Phòng; Công ty Cổ phần thép Đình Vũ - Hải Phòng; Công ty TNHH Techmart - Hà Nội; Tập đoàn Hoà Phát - Hà Nội nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn bị một số cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho là vi phạm Luật Môi trường, nhưng một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép.

Rõ ràng có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng nhạy cảm này, do đó cần có tháo gỡ sớm để vừa đảm bảo hiệu lực của chính sách vừa giải toả cho doanh nghiệp.

10. Thủ tục hành chính tuy đã được cải tiến nhiều nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải làm luật mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu. Thống kê cho thấy hàng năm mỗi doanh nghiệp phải mất 1.959,2 giờ để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, riêng thủ tục về thuế giá trị gia tăng tốn 1.732 giờ.


Được soạn từ nhiều thành viên lớp 1C07, tổng hợp bởi Quế Minh