Sunday, June 1, 2008

Tham khảo KTCT

3. Phân tích sự khác nhau giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

_ Là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định.

_ Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.



_ Là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong 1 thời gian nhất định (thường tính cho 1 năm).

_ Không chỉ có GNP hoặc GDP theo đầu người tăng lên mà còn phải phân phối công bằng, hợp lý kết quả tăng trưởng, bảo đảm sự tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng; ổn định lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế tiến bộ; chất lượng sản phẩm ngày càng cao; bảo vệ môi trường sinh thái.



_ Phụ thuộc vào vốn, con người, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước.

_ Phụ thuộc vào các yếu tố của lực lượng sản xuất, các yếu tố của quan hệ sản xuất và các yếu tố của kiến trúc thượng tầng.



_ Có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là điều kiện cần thiết đầu tiên để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư.

_ Là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội và là 1 trong 3 yếu tố của phát triển bền vững.

6. Tại sao để hiểu bản chất và nguồn gốc của tiền tệ phải hiểu các hình thái giá trị?

Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Về mặt giá trị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hoá, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan. Nhưng về mặt giá trị, tức hình thái xã hội của hàng hoá, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên không thể cảm nhận trực tiếp được. Nó chỉ bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó. Lịch sử của tiền tệ chính là lịch sử phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản đon đến hình thái đầy đủ nhất là tiền tệ. Vì lẽ đó, để hiểu bản chất và nguồn gốc của tiền tệ phải tìm hỉêu các hình thái giá trị.

8. Liên hệ thực tế sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay, thành phần kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chấp nhận kinh tế tư bản tư nhân tức là chấp nhận sản xuất giá trị thặng dư theo cả hai phương pháp trên. Tuy nhiên Việt Nam là nước XHCN, pháp luật nhà nước chú trọng bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân nên việc bóc lột giá trị thặng dư bị hạn chế tối đa. Nhà nước quản lý kinh tế để bảo đảm việc phân phối theo lao động một cách hợp lý, tránh tình trạng bóc lột thậm tệ như trong xã hội TB. Do đó, việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu dựa vào tăng năng suất lao động.

10. Vì sao nói rằng tích lũy tư bản và tập trung tư bản đưa đến sự hình thành các tổ chức độc quyền?

Quá trình tích lũy tư bản làm tăng khối lượng giá trị thặng dư , từ đó cũng làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Mặt khác, trong quá trình tập trung tư bản, tư bản cá biệt hợp nhất do liên doanh hoặc vay mượn. Tập trung sản xuất (sản xuất quy về 1 mối) và tích tụ sản xuất (quy mô sản xuất tăng lên) là kết quả của 2 quá trình trên và 1 số yếu tố khác. Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

11. Tại sao chi phí sản xuất vừa có thể thấp hơn, vừa có thể cao hơn tư bản?

Ta có :

+ tư bản ứng trước K = C + V ; trong đó C = C1 + C2

+ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa k = c +v

Do C1 chỉ chỉ chuyển hoá 1 phần trong mỗi tuần hoàn nên k <>

Sau mỗi lần tuần hoàn sinh ra m, m chia ra m1 dùng cho tích lũy => chi phí sx TB mới = c + v + m1 . Nếu tận dụng tốt hiệu quả TB cố định thì trước khi C1 chuyển hóa hết ta có chi phí sx TB = c + v + n.m1 [n ở đây là số vòng tuần hoàn, chưa phải là tốc độ chu chuyển] > TB ứng trước.

14. Hiện nay ở nước ta địa tô còn tồn tại không ? Vì sao?

Địa tô gắn liền với sự ra đời và tồn tại của chế độ tư hữu về ruộng đất, đã từng tồn tại trong các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cả trong thời kì đầu của chủ nghĩa xã hội. Ở Việt Nam, ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp, lâm nghiệp, không gì thay thế được, và là tài nguyên quý giá của quốc gia. Nhà nước chuyển quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, và người sử dụng đất phải nộp thuế sử dụng đất; cho người nước ngoài thuê đất để lập doanh nghiệp hay để xây dựng trụ sở cơ quan ngoại giao; cho phép các tổ chức, cá nhân người Việt Nam tham gia xí nghiệp liên doanh với người nước ngoài được góp vốn pháp định bằng giá trị đất sử dụng. Tuy hình thức địa tô tuyệt đối không còn, nhưng ruộng đất vẫn là một tư liệu sản xuất có giá trị và người sử dụng vẫn phải trả giá như là một loại địa tô.

17. Lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và của công nhân có được Nhà nước Việt Nam đảm bảo hài hoà nhằm ngăn chặn sự bóc lột hay không? Vì sao? Như thế nào?

Lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và của công nhân được Nhà nước Việt Nam đảm bảo hài hoà nhằm ngăn chặn sự bóc lột. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của tư bản tư nhân, xóa bỏ định kiến và tạo đk thuận lợi về tín dụng - khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ tín dụng... cho tư bản tư nhân; mặt khác, thực hiện tốt chế độ phân phối theo LĐ, bảo đảm quyền lợi về phân phối của công nhân, b ảo vệ quyền lợi của công nhân bằng Luật Lao động.

18. Công nghiệp hoá là gì?

Theo quan niệm cổ điển, công nghiệp hoá là quá trình thực hiện sự chuyển biến từ 1 nền kinh tế nông nghiệp với kỹ thuật thủ công thành 1 nền kinh tế cơ bản dựa trên công nghiệp với kỹ thuật cơ khí.

Theo quan điểm hiện đại, công nghiệp hoá là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, biến 1 nước kinh tế chưa phát triển thành 1 nước phát triển, 1 nước công nghiệp hiện đại.

20. Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa kinh tế thị trường định hứơng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường:

Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế.

Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sách kinh tế. Mặt khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia ở Việt Nam dựa trên cơ sở và đuợc dẫn dắtt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ Nghĩa xã hội.

23. + Cho biết khả năng và triển vọng của hình thức du lịch quốc tế ở nước ta.

Nằm ở vị trí của ngõ, giao lưu quốc tế, VIệt Nam có đầy đủ các điêu kiện phát triển hệ thống các loại giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, nối với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực; tiềm năng tự nhiên đa dạng, phong phú, có sức hút khách du lịch và có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới.Nước ta có những vùng khí hậu thuân lợi, nhiều bãi biển đẹp, nhiều hang động nổi tiếng, nhiều suối nước nóng… thu hút sự chú ý của nhiều du khách trên thế giới. Nguồn tài nguyên nhân văn tồn tại và nổi tiếng lâu đời với những di thích có giá trị( Huế, Hà Nội, TPHCM…) với các kiến trúc độc đáo mang đậm màu sắc dân tộc. Nền văn hóa, nghệ thuật độc đáo được tích luỹ của cộng đồng hơn 50 dân tộc VN đã tạo thêm sức mạnh để phát triển nhiều loại hình du lịch( biển, núi, du lịch xanh…) với các hình thức tham quan, dưỡng sức, chữa bệnh…

Những con số khả quan về sự tăng trưởng của du lịch nước nhà không chỉ nhờ nỗ lực của riêng ngành du lịch mà còn nhận được sự "hậu thuẫn" của rất nhiều bộ, ngành hữu quan. Nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm tạo thông thoáng cho hoạt động du lịch đã được các ngành thảo luận, cùng nhau bàn bạc tháo gỡ. Nhiều chính sách mới tạo thuận lợi cho du khách; nâng cấp các sân bay, mở nhiều đường bay mới...

Về lâu dài, mục tiêu của Chương trình là phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, đạt vị trí thứ 4 về du lịch trong khối Asean trước năm 2010; tạo một bước phát triển mạnh mẽ và bền vững cho ngành du lịch, khẳng định được vai trò là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, tạo tiền đề trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam về sau.

24. + Cho biết mối quan hệ giữa chúng.

Đầu tư quốc tế có mối quan hệ rất chặt chẽ với các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế khác và mối quan hệ giữa chúng có tính chất bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau. Nền kinh tế thế giới được hình thành và phát triển thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó trước hết là thương mại quốc tế. Chính nhờ thương mại quốc tế mà các yếu tố sản xuất có tính lợi thế so sánh giữa các nước được khai thác có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hình thức quan hệ kinh tế quốc tế này cũng có những hạn chế của nó, trong đó nhất là chưa khai thác một cách trực tiếp tiềm năng về lợi thế của các yếu tố đầu tư ở các nước. Hơn nữa, thương mại quốc tế còn bị ngáng trở bởi hàng rào thuế quan ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển. Bởi vậy, hình thức đầu tư quốc tế đã ra đời từ nhu cầu vượt qua những hạn chế và ngáng trở này.

+ Vì sao khi Việt Nam là thành viên WTO thì không chỉ ngoại thương mà cả đầu tư quốc tế cũng được đẩy mạnh?

1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu

Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ được tiếp cận mức độ tự do hoá này mà không phải đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Hàng hoá của nước ta vì vậy sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế.

Do điều kiện tự nhiên và chi phí lao động rẻ, Việt Nam có lợi thế trong một số ngành, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp và dệt may. Đây là hai ngành được WTO rất quan tâm và đã đề ra nhiều biện pháp để xoá bỏ dần các rào cản thương mại. Chẳng hạn, theo Hiệp định Dệt may của WTO (ATC), mọi hạn chế định lượng đối với mặt hàng dệt may được xoá bỏ từ ngày 1/1/2005. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được hưởng lợi ích này nếu có mối quan hệ thương mại "như thế nào đó" đối với các nước thành viên WTO. Đối với thương mại hàng nông sản, các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan, từ đó mang lại cơ hội mới cho những nước xuất khẩu nông sản như Việt Nam.

2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp hết sức rõ ràng về quyết tâm cải cách của nước ta, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

25.+ Liên hệ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa đưa ra nhận định về những nét chính của ngoại thương Việt Nam năm 2007.

1. Bức tranh xuất khẩu trong năm chia 2 mảng rõ rệt. Nếu lấy mốc phấn đấu năm nay mỗi tháng phải đạt 4 tỷ USD, thì 6 tháng đầu năm xuất khẩu chỉ đạt bình quân 3,74 tỷ USD/tháng trong bối cảnh khó khăn dồn dập. Tuy nhiên, xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm nhờ có giải pháp mạnh đã tạo nên sự bứt phá, đạt bình quân 4,26 tỷ USD/tháng và tăng 20,5% so với năm 2006, vượt 3,1% so với kế hoạch Quốc hội đề ra là 17,4% (46,76 tỷ USD).

2. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại kết quả ấn tượng. Tuy cũng có 9 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên như năm 2006, song đã có sự phân hoá gia tăng cách biệt: 4 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD, 2 mặt hàng đạt trên 2 tỷ USD, và với nhiều nét vượt trội khác. Đây là năm thứ hai liên tiếp dệt may khẳng định vị trí thứ nhì sau dầu thô, thậm chí vào thời điểm 9 tháng “qua mặt” dầu thô đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu. Đồ gỗ đứng thứ 5, có mặt tại 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và Indonêxia để cùng với Malaysia ngự ngôi đầu về xuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu than rộng mở, 6 tháng đã thành mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch xuất khẩu năm. Do cung - cầu gay gắt về gạo trên thị trường thế giới trong khi chất lượng gạo của ta được cải thiện, nên 11 tháng xuất khẩu gạo đạt mục tiêu năm và lần đầu tiên gạo xuất khẩu của Việt Nam ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí có chủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn. Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn khắt khe. Với đà này dự đoán việc Việt Nam ngang bằng với ngôi vị về xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ còn là thời gian. Cà phê xuất khẩu thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1.000 USD/ tấn, đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo. Xuất khẩu thuỷ sản với mặt bằng giá tốt, năng lực chế biến được nâng lên khiến đã phải tính một cách bài bản về nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu để tăng lượng hàng chất lượng cao để tận thu gía trị gia tăng. Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất thế giới, có mặt trên 40 thị trường, và còn phải nhập khẩu hạt điều thô cho đủ “đô” cho các dây chuyền chế biến. Đã xuất khẩu được cả công nghệ chế biến hạt điều càng làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng. Hạt tiêu do giá xuất khẩu năm nay 3.760 USD/ tấn, trong khi năm trước chỉ 1.540 USD/ tấn, nên so với năm 2006, dù lượng giảm 14% nhưng trị giá vẫn tăng 73%, với số lượng chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu, duy trì vị thế xuất khẩu số 1 thế giới. Việt Nam và Inđônexia - xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ 3 thế giới, đã thoả thuận lập Uỷ ban chung về xuất khẩu hạt tiêu…

3. Xuất khẩu các mặt hàng có gía trị lớn, bằng công nghệ cao. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu được thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp nhà máy điện tại Ấn Độ. Công ty Dịch vụ cơ khí hàng hải hạ thuỷ tại cảng Vũng Tàu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Malaysia.

4. Khai thác mặt hàng nhỏ lẻ có tiềm năng. Do tăng sản lượng và năng lực chế biến, năm nay sắn lát và tinh bột sắn - vốn là mặt hàng nhỏ lẻ “chìm” trong nhóm “các mặt hàng khác”, đã xuất khẩu khoảng 300 triệu USD, đứng trên kim ngạch một số mặt hàng chủ lực như chè, lạc, rau quả.

Lâm Đồng lần đầu tiên xuất khẩu hàng nghìn tấn khoai lang qua Singapo, mở ra triển vọng hợp tác trồng khoai lang giống Nhật Bản trên cao nguyên giữa Liên minh Hợp tác xã Lâm Đồng và tổ chức tương tự của quốc đảo này .

5. Năm đầu tiên xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước có mức tăng trưởng hiếm thấy là 23,1%, vì từ nhiều năm nay mức tăng trưởng của khối này thường thua khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thấp hơn mức tăng trưởng chung. Phải chăng điều đó báo hiệu rằng các doanh nghiệp nước ta đã bắt nhịp được thời cơ khi Việt Nam gia nhập WTO (!).

6. Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn tiếp tục ở nhóm dẫn đầu về xuất khẩu. Bình Dương vượt qua mốc 5 tỷ tăng 27,5% so với năm 2006. Hà Nội vượt mốc 4 tỷ USD. Hải Phòng mới 11 tháng đã qua ngưỡng 1 tỷ USD. Tp.HCM tiếp tục giữ ngôi đầu với kim ngạch trên 6 tỷ USD (không kể dầu thô).

7. Xúc tiến thương mại có sắc thái mới, thông qua hàng trăm cuộc hội chợ triển lãm với quy mô khác nhau, ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ triển lãm và các hội chợ quốc tế danh tiếng về đồ gỗ ở Hoa kỳ, về thuỷ sản ở châu Âu và Hội chợ Trung quốc-ASEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc. Nhiều đoàn đi khảo sát các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng, thị trường xa, thị trường láng giềng; khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu. Việc các doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” được tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết hợp đồng, bản ghi nhớ hàng chục tỷ USD.

8. Nhập khẩu tăng, khiến nhập siêu cao, nhưng cán cân thanh toán vẫn trong tầm kiểm soát. Nhập khẩu tăng với 4 yếu tố chính:

- Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao; đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Năm 2006 thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục với nhiều nhà đầu tư lớn, năm 2007 con số đó lại tăng gấp rưỡi so với năm 2006.

- Giá và lượng một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng 93 USD/tấn, giá phôi thép tăng 105 USD/tấn, giá phân bón tăng 21 USD/ tấn, chất dẻo tăng 144 USD /tấn, sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với lượng xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh, hợp sức đẩy trị giá nhập khẩu thêm khoảng trên 7 tỷ USD.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (20,5% và 31% )

- Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cao. Tuy vậy kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ khoảng 3% nghĩa là tuyệt đại bộ phận kim ngạch nhập khẩu là thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên liệu. Dù nhập siêu cao song cán cân thành toán vẫn trong tầm kiểm soát vì ngoài phần ngoại tệ thu được từ xuất khẩu hàng hoá, năm nay các nguồn vốn hỗ trợ, kiều hối, xuất khẩu dịch vụ…đều tăng.

9. Lúng túng trong điều hành nhập khẩu nguyên liệu phế thải. Gần đây rộ lên các lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD của các Công ty Cổ phần Kim khí - Tp.HCM; Công ty TNHH Thương mại Anh Trang - Hải Phòng; Công ty Cổ phần thép Đình Vũ - Hải Phòng; Công ty TNHH Techmart - Hà Nội; Tập đoàn Hoà Phát - Hà Nội nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn bị một số cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho là vi phạm Luật Môi trường, nhưng một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép.

Rõ ràng có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng nhạy cảm này, do đó cần có tháo gỡ sớm để vừa đảm bảo hiệu lực của chính sách vừa giải toả cho doanh nghiệp.

10. Thủ tục hành chính tuy đã được cải tiến nhiều nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải làm luật mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi và qua cửa khẩu. Thống kê cho thấy hàng năm mỗi doanh nghiệp phải mất 1.959,2 giờ để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, riêng thủ tục về thuế giá trị gia tăng tốn 1.732 giờ.


Được soạn từ nhiều thành viên lớp 1C07, tổng hợp bởi Quế Minh

No comments: